Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ sử dụng tầm 3D một loại vật liệu siêu nhẹ được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà lắp ghép giá rẻ. Trong những năm gần đây, nhà lắp ghép vật liệu siêu nhẹ khá thịnh hành đặc biệt là các khu vực thành phố dùng để xây nhà ở, nhà trọ cho sinh viên,...
Tấm cách nhiệt 3D là cấu kiện hình thành bởi hai lớp vữa xi măng lưới thép (nếu làm tường) hoặc bê tông lưới thép (nếu làm sàn), liên kết với nhau bằng các thanh thép xiên xuyên qua lớp xốp.
Thông thường tấm 3D chỉ có tấm sườn, có nghĩa là chưa có lớp vữa phủ bề mặt. Có thể nhìn thấy các sợi thép đan và hàn vào nhau chắc chắn. Khách hàng cần xây tường hay làm sàn chỉ việc mua các tấm sườn về và dựng lên. Sau đó, phun trát vữa xi măng hay đổ bê tông.
Tại sao nên sử dụng tấm 3D trong xây lắp nhà lắp ghép vật liệu nhẹ?
Tấm 3D thường có chiều rộng sườn 1,2m và dài từ 2,4 đến 6m, khách hàng có thể lựa chọn loại tấm có kích thước khác nhau phù hợp với yêu cầu của mình. Với kích thước này các mảng tưởng và sàn thi công rất nhanh, không mất công đan đặt thép trước khi đổ sàn, cũng như mất công xây gạch tường từng viên rất lâu. Trọng lượng trung bình của các tấm sườn chỉ khoảng từ 4-10kg/m2, do vậy, việc vận chuyển rất nhanh và chúng cũng không chiếm dụng nhiều chỗ để tập kết.
Tấm 3D trong xây lắp nhà lắp ghép vật liệu nhẹ có khả năng chịu lực tốt nhờ có lớp xốp ở giữa. Bên cạnh đó, hai lớp thép cường độ cao bên cạnh ở hai mặt có khả năng chịu kéo, chịu uốn tốt hơn hẳn vật liệu bê tông và gạch đất nung. Một công trình dùng tấm 3D để xây dựng có trọng lượng nhẹ hơn từ 40-60% so với công trình xây dựng truyền thống. Vì vậy nhà lắp ghép vật liệu nhẹ này có thể xây dựng trên các nền đất yếu hoặc sửa sang cải tạo công trình cũ.
Tấm 3D trong nhà xây lắp vật liệu nhẹ còn có tác dùng cách âm ến mức 42 decibel, trong khi độ ồn cho phép của một bệnh viện là dưới 70 decibel. Tấm 3D có khả năng chống cháy, làm xốp chống nóng, chịu được gió, bão, rung động cao.
Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ còn tiết kiệm được thời gian thi công, theo nghiên cứu nhà lắp ghép vật liệu nhẹ tiết kiệm khoảng 1/3 so với thi công nhà truyền thống.
Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ còn tiết kiệm chi phí đến 30-50% so với nhà truyền thống.
Quy trình xây lắp nhà vật liêu nhẹ
Xây lắp trên nên bê tông:
Bước 1: Tạo nền bê tông phẳng, chiều dày từ 80mm đến 100mm. Riêng đối với nhà lắp ghép 2 tầng nền bê tông có thêm khung dầm 200x300mm bao quanh.
Bước 2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, tuỳ theo mặt bằng lắp dựng có thể linh hoạt lắp dựng.
Bước 3: Hoàn thiện nhà lắp ghép, lắp đặt hệ thống điện, nước,…
Lắp trên nền đất yếu hoặc nền cát:
Bước 1: Định vị các vị trí khung trụ, khoan xuống nền đất. Sau đó liên kết hệ khung dầm và đạt tấm sàn cho nhà lắp ghép vật liệu nhẹ.
Bước 2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, linh hoạt lắp dựng tùy theo mặt bằng.
Bước 3: Hoàn thiện nhà lắp ghép (bao gồm lắp đặt các hê thống điện, nước, thông gió…)